MÔ HÌNH KINH DOANH CANVAS – CÔNG CỤ KINH ĐIỂN, DOANH NGHIỆP SME CẦN BIẾT

MÔ HÌNH KINH DOANH CANVAS – CÔNG CỤ KINH ĐIỂN, DOANH NGHIỆP SME CẦN BIẾT

1. Lịch sử ra đời mô hình kinh doanh Canvas

“Business Model Canvas” hay còn gọi tắt là Mô hình Canvas, được phát triển bởi Tiến sĩ Alexander Osterwalder – chuyên gia cố vấn doanh nghiệp người Thuỵ sĩ, cùng Giáo sư Yves Pigneur – người giảng dạy hệ thống thông tin quản trị, Đại học Lausanne.
Mô hình này sau đó trở nên phổ biến nhanh chóng và được sử dụng trên toàn thế giới, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của các mô hình khác dựa trên cùng một nguyên tắc.

Từ một biểu đồ hoặc bảng vẽ được sử dụng để hiển thị và phân loại các thành phần quan trọng của một dự án, sản phẩm, hoặc chiến lược kinh doanh. Canvas cung cấp cách nhìn tổng quan về các yếu tố cần thiết và cách chúng tương tác với nhau, từ đó hỗ trợ doanh nghiệp;
– Loại bỏ những nội dung không cần thiết và tập trung vào những nội dung quan trọng trong tổng thể kế hoạch kinh doanh
– Linh hoạt điều chỉnh và thử nghiệm kế hoạch trên mô hình Canvas rất dễ dàng vì nó chỉ nằm trên một trang giấy.

2. 09 thành tạo tạo thành mô hình Canvas hoàn chỉnh

2.1 Phân khúc khách hàng mục tiêu (Customer Segments)
Phân khúc thị trường mục tiêu được Tiến sĩ Alexander Osterwalder và cộng sự đã phân chia làm 05 thị trường nhỏ bao gồm:
– Thị trường phổ quát
– Thị trường hỗn hợp
– Thị trường đa dạng phân khúc (kinh doanh nhiều chủng loại sản phẩm)
– Thị trường đa dạng tệp khách hàng (kinh doanh nhiều sản phẩm)
– Thị trường ngách
Sau khi xác định được thị trường mục tiêu, doanh nghiệp cần xây dựng chân dung khách hàng tiềm năng, bao gồm hai đặc điểm: hành vi và nhân khẩu học. Xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu cung cấp thông tin rõ ràng cho doanh nghiệp và toàn đội ngũ.

2.2. Giá trị cung cấp (Value Propositions)
Giá trị sản phẩm/dịch vụ là lý do thuyết phục khách hàng chi trả để mua sản phẩm của doanh nghiệp. Có 11 tuyên bố giá trị mà mỗi sản phẩm/ dịch vụ có thể hướng tới như sau:
– Thiết kế đẹp
– Sản phẩm/ dịch vụ mới hoàn toàn
– Hiệu quả khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ
– Cá nhân hoá cho từng nhu cầu cụ thể
– Thương hiệu/ tài sản thương hiệu
– Tối ưu chi phí sản xuất
– Giá bán
– Hạn chế rủi ro
– Hỗ trợ tốt cho công việc (giai đoạn thực hiện dự án/ sản phẩm) của người chi trả
– Thuận tiện (dễ tiếp cận và mua sản phẩm/dịch vụ)
– Nhanh chóng (đáp ứng nhu cầu sở hữu sản phẩm/ dịch vụ với thời gian nhanh nhất)

2.3. Kênh phân phối (Channels)
Có hai cách thức phân phối trực tiếp và phân phối gián tiếp, do doanh nghiệp tự xây dựng trong chiến lược phân phối, nó cũng có thể là những kênh phân phối của đối tác.

2.4. Quan hệ khách hàng (Customer Relationships)
Là kết quả của quá trình kinh doanh mà doanh nghiệp muốn xây dựng với khách hàng. Có những cách xây dựng mối quan hệ với khách hàng như sau.

– Xây dựng cộng đồng trung thành (ví dụ: Starbucks)
– Đóng góp sáng tạo cùng với doanh nghiệp (ví dụ: Youtube)
– Tự phục vụ (ví dụ: Zoom)
– Khách hàng thường xuyên (ví dụ: Con cưng)
– Cá nhân hoá khách hàng: Khách hàng VIP, hỗ trợ riêng (ví dụ: thẻ vàng Vietnam Airline)

2.5. Dòng doanh thu (Revenue Streams)
Dòng doanh thu là cách xác định các nguồn thu nhập chính của doanh nghiệp từ khách hàng. Có 6 phương pháp tạo nên luồng doanh thu liên tục:

– Nhượng quyền
– Thuê bao theo thời gian
– Phí sử dụng một lần
– Bán tài sản
– Cho thuê quảng cáo
– Môi giới (chiết khấu)

2.6. Tài nguyên chính (Key Resources)
Mọi doanh nghiệp đều hoạt động dựa trên mối quan hệ chặt chẽ giữa các nguồn lực liên quan từ hữu hình đến vô hình. Doanh nghiệp cần liệt kê các tài nguyên cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp để lên kế hoạch chi tiết.
Tham khảo một số nguồn lực chính của một doanh nghiệp dưới đây:

– Nhân sự
– Tài chính
– Cơ sở vật chất, hạ tầng
– Công nghệ
– Dữ liệu

2.7. Hoạt động chính (Key Activities)
Mỗi một doanh nghiệp đều có mục tiêu, hoạt động khác nhau. Doanh nghiệp cần mô tả các hoạt động quan trọng mà doanh nghiệp cần thực hiện để tạo ra và cung cấp giá trị, tiếp cận thị trường và duy trì khách hàng. Một số hoạt động chính như:

– Xây dựng nền tảng kinh doanh
– Hoạt động sản xuất: nghiên cứu sản phẩm, sản xuất kiểm soát chất lượng, kho hàng…
– Các chính sách triển khai: quản lý chuỗi cung ứng, tiếp thị, bán hàng, chiến lược trải nghiệm khách hàng

2.8. Đối tác chính (Key Partnerships)
Liệt kê các đối tác và nhà cung cấp chính giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, giảm rủi ro và tiếp cận tài nguyên cần thiết. Ví dụ như;
– Đối tác chiến lược giữa các công ty không phải là đối thủ của nhau
– Đối tác giữa những công ty là đối thủ của nhau để cùng nâng thị trường lên
– Đối tác cùng đầu tư để tạo ra công việc kinh doanh mới
– Đối tác quan hệ mua bán để đảm bảo đầu vào cho công ty

2.9.Cơ cấu chi phí (Cost Structure)
Cơ cấu chi phí được hiểu là số tiền chi trả để vận hành doanh nghiệp, cơ cấu chi phí sẽ quyết định tới định giá sản phẩm/ dịch vụ. Có hai phương pháp định giá:

-Định giá theo giá trị sản phẩm/ dịch vụ
-Định giá theo chi phí sản xuất

Cơ cấu chi phí có thể bị ảnh hưởng bởi những yếu tố sau:

– Chi phí cố định (là chi phí không thể thay đổi trong quá trình sản xuất)
– Chi phí dao động (tỷ lệ với khối lượng sản phẩm được sản xuất)
– Quy mô sản xuất (nâng cao sản lượng sẽ giảm giá bán)
– Phạm vi hoạt động (một hệ thống có sẵn hỗ trợ một sản phẩm mới)

3. Kết luận

Với những ưu điểm hoạch định chiến lược một cách tinh gọn, mô hình kinh doanh Canvas là công cụ quan trọng dành cho các nhà khởi nghiệp (start up), doanh nghiệp SME trong quá trình định hình ý tưởng kinh doanh ban đầu. Bằng cách xác định được những khía cạnh chính trong Mô hình Canvas dành cho doanh nghiệp, lãnh đạo sẽ có cách nhìn tổng quan về những thông tin quan trọng như: sản phẩm doanh nghiệp, khách hàng mục tiêu, giá trị đề xuất, chiến lược thực thi,… Điều này giúp người làm chủ thiết lập một kế hoạch kinh doanh hiệu quả, khả thi và mang tới những cơ hội bán hàng tiềm năng.

Tuy nhiên, để lập một bản mô hình kinh doanh Canvas hoàn chỉnh, đừng vội vàng, vì quá trình này không thể hoàn thành chỉ trong một ngày! Điều quan trọng là bạn cần phải đầu tư thời gian và công sức một cách hợp lý.